Glôcôm bẩm sinh

Glôcôm bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Glôcôm bẩm sinh ở trẻ em không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh, ngăn chặn không để nó tiếp tục gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Cùng tìm hiểu chi tiết bệnh glocom bẩm sinh trong bài viết sau đây nhé!

Glôcôm bẩm sinh là gì?

Bệnh glôcôm bẩm sinh là tình trạng tăng nhãn áp ở trẻ em do áp lực chất lỏng trong mắt tăng cao vượt quá mức bình thường, gây tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Tăng nhãn áp bẩm sinh rất khó để nhận biết. Nguyên nhân dẫn đến bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, glocom có yếu tố di truyền nên nếu gia đình có người mắc thì cha mẹ nên dành nhiều sự quan tâm tới tình trạng mắt của con trẻ.

Bệnh glocom bẩm sinh phần lớn được phát hiện khá muộn sau khi sinh, tỉ lệ cao hơn ở con trai là 65% và so với con gái là 35%. Bệnh thường gặp phải ở hai mắt với mức độ khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất là chảy nước mắt, sợ ánh sáng và co quắp mi. Đây là những triệu chứng thường gặp mà các bậc ba mẹ bệnh nhân lưu ý.

Glôcôm bẩm sinh
Glôcôm bẩm sinh

Phân loại

  • Glocom bẩm sinh thể nguyên phát: Phổ biến nhất, do bất thường trong cấu trúc góc tiền phòng.
  • Glocom bẩm sinh thể thứ phát: Bao gồm các dạng như dị thường Axenfeld, Reiger, và hội chứng Sturge Weber.

Những hình thái Glocom bẩm sinh đặc biệt

Ngoài hình thái glôcôm bẩm sinh nguyên phát, glocom bẩm sinh còn có thể nằm trong một số bệnh loạn dưỡng mống mắt và giác mạc:

  • Dị thường Axenfeld: Đường Schwalbe nổi rõ và phát triển về phía trước (vòng phôi sau giác mạc), đồng thời tại đó có các dải mống mắt bám vào.
  • Dị thường Rieger: Dị thường Axenfeld sẽ kèm theo những dị thường mống mắt như: Lệch đồng tử, đa đồng tử, thiểu sản nhu mô mống mắt, lộn màng bồ đào (biểu mô sắc số mống mắt lộn ra mặt trước ở gần đồng tử).
  • Hội chứng Rieger: Dị thường Rieger sẽ kèm theo những bất thường toàn thân như: Răng nhỏ và thưa, hai mắt cách xa, thiểu sản hàm dưới.
  • Hội chứng Peters: Đục giác mạc vùng trung tâm, thể thủy tinh vào mặt sau giác mạc hoặc dính mống mắt, thiểu sản mống mắt, nhãn cầu nhỏ.
  • Tật không có mống mắt: Mống mắt khuyết một phần hay toàn bộ và kèm theo giác mạc nhỏ, đục giác mạc, dính mống mắt giác mạc.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh glocom bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại cho mắt, ngăn chặn các biến chứng dẫn tới mù lòa. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý này ở trẻ như:

  • Sợ ánh sáng: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, bé thường quay mặt úp vào ngực mẹ, nhìn vào chỗ tối, tránh nhìn nơi có ánh sáng. Gặp ánh sáng mắt bé thường nheo lại hoặc quay mặt đi chỗ khác. Khi bệnh tiến triển nặng, bé sẽ nhắm mắt ngay cả khi ở trong bóng tối và cả lúc đang ăn.
  • Co quắp mi mắt: Trẻ luôn có xu hướng khép mi mắt lại để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Nước mắt chảy ra nhiều: Cùng với triệu chứng sợ ánh sáng và mi mắt co quắp, bé sẽ bị chảy nước mắt thường xuyên do tế bào biểu mô giác mạc bị kích thích vì áp lực trong mắt tăng cao. Dẫn đến tình trạng phù biểu mô giác mạc.
  • Đôi mắt có màu đục: Bên trong giác mạc có một tấm tế bào nhỏ giữ nhiệm vụ bơm chất lỏng ra ngoài. Ở những trẻ bị glocom bẩm sinh, áp lực trong mắt tăng cao khiến những chất lỏng này bị đẩy ngược vào bên trong giác mạc làm mắt trẻ bị đục hơn bình thường.
  • Suy giảm thị lực và giật nhãn cầu: Thị lực của trẻ giảm dần theo thời gian, khi nhìn thấy trẻ nheo mắt. Nguyên nhân do áp lực nội nhãn tăng cao, tác động đến dây thần kinh thị giác. Cùng với đó chứng giật nhãn cầu cũng thường xuyên xảy ra hơn.
Triệu chứng Glôcôm bẩm sinh ở trẻ
Dâu hiệu Glôcôm bẩm sinh ở trẻ

Điều trị

Điều trị glocom bẩm sinh chủ yếu là phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc thường chỉ để chuẩn bị cho phẫu thuật hay bổ sung sau khi phẫu thuật. Ngoài ra còn các thuốc hạ nhãn áp thường được dùng để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc bổ sung sau phẫu thuật. Theo dõi lâu dài là cần thiết, bao gồm kiểm tra, theo dõi nhãn áp và thần kinh thị.

  • Phẫu thuật là phương pháp chính để giảm áp lực trong mắt và ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh thị giác.
  • Các phương pháp phẫu thuật gồm mở góc tiền phòng, mở bè củng giác mạc, cắt bè củng giác mạc, điện đông/lạnh đông thể mi.
  • Điều trị nội khoa như thuốc co đồng tử hiện chưa có kết quả rõ ràng.

Phẫu thuật càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao cho trẻ, mục đích của phẫu thuật chính là tạo điều kiện giúp thuỷ dịch trong mắt lưu thông tốt hơn, đảm bảo chức năng thị giác, ngăn chặn nguy cơ mù loà cho trẻ. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nghi ngờ của glocom, hãy đưa bé đến khám và tư vấn với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.

Phòng tránh

  • Theo dõi thường xuyên và điều trị sớm.
  • Hạn chế tổn thương thêm vào mắt sau phẫu thuật.
  • Điều trị các biến chứng như sẹo trong võng mạc.

Liên hệ tới Bệnh viện Mắt Cao Nguyên hoặc qua Fanpage Bệnh viện để được các bác sĩ Nhãn khoa thăm khám và có phương hướng điều trị nhé!\

(Xem thêm video các bệnh lý về mắt TẠI ĐÂY).

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn